TUYÊN CHIẾN VỚI VẤN NẠN BẰNG GIẢ


Tạp chí Kinh tế Việt Nam số ra ngày 08/12/2020 đã đăng tải nội dung của cuộc phỏng vấn, trao đổi một số vấn đề về vấn nạn bằng giả với TS. Hoàng Công Dụng, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và đào tạo, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT trường đại học FPT và ông Đàm Quang Minh, nguyên Hiệu trưởng trường đại học Phú Xuân. Tham gia cuộc phỏng vấn, TS Hoàng Công Dụng đã nêu một số điểm khác biệt đối với yêu cầu về bằng cấp giữa khu vực nhà nước với khu vực tư nhân:

- Đối với cơ quan nhà nước, có những vị trí công việc chưa có ngành đào tạo phù hợp; khái niệm làm việc theo vị trí việc làm đối với nhiều nơi còn khá mới mẻ. Trong khi đó, cơ cấu tổ chức, cách thức vận hành của một doanh nghiệp thường theo một mô hình cụ thể nào đó phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định đối tượng tuyển dụng cũng như quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động.

- Việc tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước thường quan tâm, coi trọng nhiều đến lý luận và chuyên môn (về mặt lý thuyết) của ứng viên. Đối với khu vực tư nhân,họ quan niệm người đã tốt nghiệp đại học là người đã có đủ kiến thức nền. Do đó trong quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động họ rất coi trọng thái độ làm việc và kỹ năng thực hành chuyên môn, kỹ năng mềm của ứng viên.

TS. Hoàng Công Dụng cũng đã nhận định: Muốn không còn tình trạng bằng giả, phải tìm ra giải pháp làm sao cho xã hội nhận thấy được 3 không: Không dám, không thể, không muốn có bằng giả.

  • Không dám: Tuyên truyền chỉ là một hoạt động, cần làm nhưng không đủ. Hệ thống văn bản pháp luật đã quy định rất rõ về việc mua bán, sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả. Trên thực tế cũng có nhiều trường hợp bị xử lý như thu hồi bằng, buộc thôi việc, cách chức… Nhưng có lẽ vẫn chưa quyết liệt. Cá nhân tôi cho rằng việc truy tìm dấu vết làm bằng giả đối với cơ quan chức năng như công an, thanh tra không phải là điều quá khó. Cần phải ngăn chặn việc làm bằng giả một cách quyết liệt hơn nữa, áp dụng hình thức xử lý vi phạm việc sử dụng bằng giả mạnh tay hơn nữa.
  • Không thể: Siết chặt quá trình đào tạo, cấp bằng của các cơ sở đào tạo, dẹp hẳn nạn sản xuất, cung cấp bằng giả để các cơ sở đào tạo không thể làm giả, không còn các tổ chức, cá nhân cung cấp bằng giả thì có muốn cũng không thể có được một tấm bằng giả cho mình.
  • Không muốn: Bằng cấp thể hiện quá trình học tập và kiến thức của người sở hữu bằng. Các cơ quan, đơn vị tuyển dụng, sử dụng lao động chỉ cần làm một vài phép thử là có thể biết họ có phải là chủ nhân thực sự của tấm bằng đó không. Khi người sử hữu tấm bằng (giả) mà chẳng có cơ quan nào muốn nhận thì có ai còn muốn có bằng giả nữa không?


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Tin mới nhất