Làm việc với Ban Quản lý Các khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ về cung cấp nhân lực trình độ cao để phát triển các KCN cho Thành phố Cần Thơ


Ngày 27/6/2022, Đoàn Công tác của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm MOET-TSC), do ông Bùi Văn Linh, Giám đốc Trung tâm đã đến làm việc với Trưởng Ban Quản lý Các khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ (BQL KCX - CN Cần Thơ - CEPIZA).

Đón tiếp đoàn công tác tại trụ sở Ban Quản lý Các khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ (tại số 105 Trần Hưng Đạo, An Phú, Ninh Kiều, Cần Thơ), TS. Phạm Duy Tín, Trưởng ban cho biết: Hiện tại, Thành phố Cần Thơ có 8 khu công nghiệp (trong đó: 6 khu toàn phần, 2 khu bán phần). Nhân lực chủ yếu là lao động phổ thông (với hơn 46 ngàn người). Về kỹ năng tay nghề của lực lượng lao động này hiện các cơ sở GDNN và CSĐT trên địa bàn Thành phố đảm nhiệm được. Tuy nhiên, kỹ năng của người lao động  chưa thật sự đáp ứng của yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nên các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại.

Đặc biệt, trong thời gian tới (6 tháng năm 2022 và sang 2023), theo dự báo thì nhiều Tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang chuẩn bị đầu tư vào Thành phố. Do đó, địa phương rất cần nhân lực chất lượng cao (trình độ đại học chiếm khoảng 20%), trên tinh thần nhân lực có thể có đến đâu, sẽ có nhà máy tương ứng đến đó. Hiện Thành phố cũng đang xúc tiến xây dựng Khu Công nghệ cao tại Ô Môn, do vậy rất cần nhân lực trình độ cao, như cơ khí tự động hoá, CNTT, điện tử, big data, chế biến sạch và công nghệ phụ trợ; quản lý nhân lực hiện đại...

Chính vì vậy, BQL CEPIZA mong muốn phối hợp với Trung tâm MOET-TSC ngay đi từ những bước ban đầu để kịp chuẩn bị nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, nhân lực đào tạo theo đơn đặt hàng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho Cần Thơ...

Lãnh đạo hai đơn vị đã nhất trí cao việc chuẩn bị các nội dung hợp tác và giao các đầu mối xây dựng MOU cũng như kế hoạch ký kết Biên bản Thỏa thuận hợp tác trong thời gian sớm nhất.

Việc hợp tác hiệu quả với CEPIZA sẽ giải quyết không những đầu ra của SVTN các trường đại học trên địa bàn Cần Thơ, mà cả SVTN từ các cơ sở đào tạo đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cũng sẽ cơ hội có công việc làm, thu nhập tốt; nhất là các ngành đào tạo công nghệ cao, tiên tiến, mũi nhọn… mà các trường đại học công nghệ, kỹ thuật đang tuyển sinh, đào tạo hiện nay…

Quang cảnh buổi làm việc

Ông Bùi Văn Linh - Giám đốc Trung tâm MOET-TSC tại buổi làm việc

TS. Phạm Duy Tín, Trưởng Ban Quản lý Các khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ  phát biểu ý kiến tại buổi làm việc

Đoàn công tác của Trung tâm MOET-TSC chụp ảnh lưu niệm với đại diện Ban QL Các khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ

 


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác:
Tin mới nhất